top of page

Sự Khác Nhau Giữa MVP, POC và Prototype Là Gì?

Kể từ khi các ứng dụng di động đã len lỏi vào các ngóc ngách của tất cả các công ty và tổ chức. Ứng dụng di động được xem như là tài sản “phải có” trong chiến lược kinh doanh của các công ty công nghệ trẻ. Một dự án ứng dụng di động được triển khai nó cũng kéo theo nhiều các khái niệm phức tạp liên quan đến các chức năng cốt lõi và trải nghiệm người dùng. Ý tưởng để phát triển 1 ứng dụng di động đòi hỏi phải được xác thực từ người dùng thực tế. Đây là lý do tại sao việc cung cấp các ý tưởng, tính năng và các giá trị cốt lõi của ứng dụng là rất quan trọng trước khi nó được phát triển thành một sản phẩm hoàn chỉnh với nhiều giá trị được thêm vào.

Để thiết kế ứng dụng di động một cách bài bản và được xác thực hợp lệ. Chúng ta có một số khái niệm nhất định như là: Minimum Viable Product (MVP), Proof of Concept (POC) và Prototype. (Tôi muốn giữ nguyên văn thuật ngữ tiếng anh trong trường hợp này, tôi sẽ giải thích rõ ràng chi tiết mỗi mô hình có ý nghĩa như thế nào ở phía dưới). Các khái niệm này về cơ bản là để xác nhận ý tưởng thiết kế trước khi ứng dụng được phát triển như một sản phẩm hoàn chỉnh với đầy đủ các tính năng và trải nghiệm người dùng.

Trước hết chúng ta cần được giải thích và phân biệt các khái niệm này từng cái một.


Minimum Viable Product (MVP) là gì?



MVP là thuật ngữ gợi ý đề cập đến một ý tưởng ứng dụng cơ bản hoặc tối thiểu với các chức năng cốt lõi và giá trị chính. MVP là một hình thức ứng dụng rất cơ bản đã sẵn sàng để phát hành và thử nghiệm trên thị trường. Phát triển ứng dụng theo kiểu MVP giúp một ứng dụng được hình thành theo thời gian bắt đầu từ những giá trị cốt lõi đến các bổ sung giá trị tiếp theo được xác thực bởi người dùng theo thời gian. Quá trình này được lập đi lặp lại để phù hợp với các tính năng và chức năng mới so với các tính năng chính từ ban đầu. Nói cách khác ứng dụng sẽ được phát hành khi có các chức năng chính cơ bản, và ứng dụng sẽ được liên tục cập nhật và phát triển dựa theo nhu cầu của người sử dụng và thị trường. Vd: spotify, uber, instagram, dropbox … đều là những ứng dụng được phát triển dựa trên mô hình MVP


Proof of Concept (POC) là gì?



Bằng chứng về khái niệm (POC) được sử dụng để kiểm tra ý tưởng về một tính năng kỹ thuật nhất định hoặc thiết kế chung của ứng dụng và chứng minh rằng có thể áp dụng những ý tưởng đó. Đối với một dự án ứng dụng di động, POC là một dự án rất nhỏ để xác nhận những ý tưởng khả thi. POC đặc biệt hiệu quả đối với một dự án mà các ứng dụng tương tự không tồn tại trên thị trường. Và nếu bạn muốn thử nghiệm một ý tưởng nào đó mà bạn có thể có, điều tốt nhất nên làm là đưa ra một POC.


Prototype là gì?



Prototype thể hiện rõ ràng ý tưởng của ứng dụng và các yếu tố UI/UX cơ bản của nó được trình bày một cách rõ ràng. Prototype không chỉ giải thích các ý tưởng ứng dụng cốt lõi mà còn giải thích rõ ràng cách thực hiện thông qua thiết kế. Prototype được trình bày với các bản thảo và các giao diện được vẽ trên giấy hay thông qua 1 phần mềm đồ họa nào đó nhằm thể hiện ý tưởng và trải nghiệm người dùng với một mô hình có thể tương tác được. Prototype giúp trực quan hóa giao diện người dùng và cách ứng dụng thể hiện được giá trị trải nghiệm của người dùng một cách hấp dẫn.

Bây giờ bạn đã hiểu về các khái niệm trên, chúng ta hãy thử so sánh chúng với nhau nhé.




MVP vs POC

MVP và POC đều được áp dụng rộng rãi bởi các nhà khởi nghiệp công nghệ để xác thực những kỳ vọng và giả định của họ về sản phẩm cuối cùng. Cả hai phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian phát triển ứng dụng. Nhưng đồng thời chúng ta phải nhớ là mục tiêu của chúng khác nhau như thế nào.

Mặc dù MVP là phiên bản ứng dụng thực tế với các tính năng cơ bản và giá trị chính, còn mục đích của POC là xác thực giá trị cốt lõi hoặc tính năng kỹ thuật của ứng dụng. POC dùng để xác thực về mặt giả định về kỹ thuật của các tính năng chính trước khi đưa vào sản phẩm. Ví dụ tính năng trả giá trên Grab có làm được không? Nếu thực hiện được thì thực hiện như thế nào thì trong POC chúng ta phải chứng minh là có khả thi hay không. Mặt khác MVP là một ứng dụng đã sẵn sàng được phát hành và kiếm doanh thu từ thị trường ứng dụng.


POC vs Prototype

Mặc dù POC và Prototype là hai cách tiếp cận thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực ra chúng có ý nghĩa khá khác nhau. POC là để xác thực xem một tính năng ứng dụng hoặc một ứng dụng kỹ thuật có thể được triển khai hay không, còn Prototype cho phép phát hành một ứng dụng phiên bản đầy đủ thông qua các bản phát thảo trên giấy hoặc phần mềm giả lập. Trong khi POC sẽ ngăn bạn đặt hết tất cả năng lượng và nguồn lực của bạn vào một tính năng hay một trải nghiệm người dùng mà có thể nó không hoạt động tốt, thì Prototype được triển khai để hiển thị toàn bộ thiết kế ứng dụng và các yếu tố UX với bản phác thảo chi tiết của mọi màn hình. POC chỉ để kiểm tra một vấn đề duy nhất trong khi Prototype dùng để xác nhận toàn bộ thiết kế của ứng dụng.


MVP vs Prototype

Rõ ràng MVP có một số khác biệt nghiêm trọng so với Prototype. Trong khi MVP là một sản phẩm ứng dụng cuối cùng được thiết kế và phát triển với những tính năng chính cơ bản và một số trải nghiệm người dùng cơ bản thì Prototype đơn giản chỉ là những bản phác thảo trên giấy sẽ được đánh giá và được dùng vào cho việc phát triển sản phẩm hoàn thiện. Mặc dù MVP là một ứng dụng được thiết kế đầy đủ với các tính năng cơ bản nhưng Prototype là bản thiết kế với các phác thảo chi tiết về giao diện được sử dụng để làm UI/UX


MVP vs POC vs Prototype: Ai là người chiến thắng?



Tất cả các khái niệm thiết kế này dường như đều quan trọng và hiệu quả như nhau trong quá trình thiết kế ứng dụng di động và dường như không có cái nào có ưu thế hơn 2 cái còn lại. Trong khi MVP là tập trung xây dựng một sản phẩm ứng dụng cơ bản và phát triển nó theo giời gian (Agile) thì POC và Prototype dùng để xác thực các thí nghiệm, các thiết kế trong khi ứng dụng vẫn đang trong quá trình phát triển. POC giúp xác thực bất cứ một trải nghiệm người dùng hay bất cứ một yêu cầu kỹ thuật nào cần phải vượt qua , trong khi Prototype giúp xác thực toàn bộ màn hình giao diện.

Bản thân tôi làm việc trong ngành IoT và phần cứng nên tôi rất thường xuyên sử dụng POC để chứng minh kỹ thuật và ý tưởng cho tính năng mới. Do đó việc tiếp cận với cách nào còn tùy thuộc vào dự án ứng dụng nào mà bạn đang tham gia.

-JT-

bottom of page